Tìm Hiểu Tính Năng Deadbeat Seconds

Đồng hồ cơ khí là một thế giới phức tạp mang đến cho giới mộ điệu những cung bậc cảm xúc khó diễn đạt thành lời. Khi sự sáng tạo và tính năng độc đáo được đề cao, các thương hiệu ra sức khôi phục những tính năng đặc biệt tưởng chừng bị lãng quên trong thế giới đồng hồ. Deadbeat là một trong số đó.

Vậy Deadbeat là gì? Đối với một số người chưa biết. Deadbeat chỉ đơn giản là một chiếc kim giây trên đồng hồ cơ.

Có thể nói cách để phân biệt đồng hồ cơ và đồng hồ thạch anh là nhìn vào kim giây của đồng hồ trên mặt số. Nếu kim giây quét qua mặt số một cách mượt mà thì khả năng cao nó nằm trên một chiếc đồng hồ cơ. Mặt khác, nếu kim giây giật từng số một và chỉ nhảy tiếp sau mỗi một giây, thì bạn có thể cho rằng đó là một chiếc đồng hồ quartz.

Người ta vẫn cho là như vậy, nhưng sự thật thì không đơn giản như thế.

Nếu nhìn vào mặt số đồng hồ và bắt gặp kim giây đang giật từng số một, bạn có thể ngay lập tức cho rằng chiếc đồng hồ chạy pin. Tuy nhiên, một chiếc đồng hồ có tính năng dead-beat seconds cũng có kim giây chuyển động như vậy, và chiếc đồng hồ loại này lại là đồng hồ cơ.

Ý tưởng đằng sau tính năng dead-beat seconds nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng về mặt kĩ thuật mà nói thì là rất khó. Tùy vào bộ máy bên trong, một chiếc đồng hồ cơ nhận năng lượng từ dây cót sẽ có kim giây nhảy từ 5-10 lần mỗi giây, trong khi một chiếc dead-beat second chỉ nhảy kim duy nhất 1 lần/giây.

Để đạt được tính năng hiếm có này, không có một quy chuẩn hay một cách làm cụ thể nào. Đối với vài thương hiệu, ví dụ như Gronefeld, hãng cho lắp hẳn 2 bộ bánh răng riêng biệt (một điều chỉnh giây, còn một dành cho giờ và phút). Một cách khác đó là dùng một dây tóc duy nhất và một bộ bánh răng cấu tạo công phu hơn, làm cho tần số dao động của bánh xe cân bằng xuống còn 1Hz.

Bộ thoát dead-beat đầu tiên được chế tạo năm 1675 bởi Richard Towneley làm tại đài thiên văn ở Greenwich. Towneley đã sáng chế ra bộ thoát và lắp vào chiếc đồng hồ thường để chỉnh giờ dễ dàng và chính xác hơn. 40 năm sau, nhà làm đồng hồ người Anh, George Graham đã kế thừa và biến đổi sáng chế này, biến nó trở thành một phần không thể thiếu trong chiếc đồng hồ quả lắc. Đến những năm 50 và 60 thế kỉ XX, bộ phận này được thu nhỏ lại bởi những người thợ đồng hồ thời này.

Nếu có cuộc thi dành cho những thay đổi mỉa mai nhất, thì tình năng dead-beat seconds chắc chắn giành giải độc đắt. Thú vị làm sao khi một tính năng cao cấp và công phu như vậy lại mô phỏng hình ảnh đồng hồ quartz, đặc biệt là khi có không ít nhà sưu tầm nhạo bãng giá trị những chiếc quartz và cho rằng chúng kém chất lượng hơn những chiếc đồng hồ cơ.

Những năm gần đây, nhờ các thương hiệu như Arnold & Son và Jaquet Droz, đồng hồ “Deadbeat” (Hoặc còn gọi là True Beat) đã được xuất hiện thường xuyên hơn, và trở thành đặc tính thú vị trên đồng hồ cơ.

Jaquet Droz Grande seconde Deadbeat mang hình dáng quen thuộc của bộ sưu tập đồng hồ Grande seconde và có bổ sung thêm một kim giây trung tâm. Đây thực sự là một cuộc cách mạng trên đồng hồ Jaquet. Phải thừa nhận rằng đưa thêm một kim giây ở vị trí trung tâm không hề làm giảm đi sự sang trọng và sự cân đối giữa các mặt. Vẻ duyên dáng cốt lõi của mặt đồng hồ Jaquet Droz Grande seconde chính là hình số tám với phía trên là giờ và phút, và phía dưới là giây. Với bố trí hết sức hợp lý này, dường như Jaquet Droz Grande seconde trở nên phong cách hơn, điển hình cho “deadbeat”.

Bên trong chiếc đồng hồ thể hiện độc quyền chất lượng Jaquet Droz với cỗ máy cơ tự động 2695SMR có chứa một dây tóc silicon và năng lượng dự trữ cho 40 giờ, hoạt động ở 3Hz. Việc chỉ dự trữ được 40h là bởi phải cung cấp năng lượng giúp kim giây có thể nhích chính xác. Jaquet Droz hiện nay đang phát triển những thiết kế có thể nhìn thấy sự chuyển động của đồng hồ cơ cũng như trang trí chuyển động ấy đặc biệt hơn, đặc trưng hơn.

- Nguồn: Internet -

Cung cấp hàng sỉ từ Mỹ:http://www.onncom.com/

Xem chi tiết sản phẩm tại:http://www.onncom.com/dong-ho-vi-vi-2/

Bình luận

Bài viết mới