Quảng cáo thực phẩm cho trẻ em: 50 nước đã thay đổi như thế nào?

Quảng cáo thực phẩm cho trẻ em: 50 nước đã thay đổi như thế nào?

Quảng cáo thực phẩm cho trẻ em: 50 nước đã thay đổi như thế nào?

Trong nỗ lực chung phòng chống béo phì, thừa cân ở trẻ em, hàng loạt công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới đã đưa ra cam kết và thay đổi cách quảng cáo thực phẩm cho trẻ em.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 1,9 tỉ người trưởng thành trên toàn cầu đang bị béo phì hoặc thừa cân. Cứ 10 người trưởng thành thì có 4 trường hợp thừa cân, và trong 10 người trưởng thành thì có hơn 1 người béo phì.

Tại Việt Nam, tỷ lệ béo phì ở người lớn khá thấp (khoảng 648.000 người Việt Nam tuổi trên 20 bị béo phì) nhưng tỷ lệ trẻ em độ tuổi 2-19 bị thừa cân và béo phì gần 7%. Nguyên nhân thừa cân béo phì trẻ em đều liên quan đến vấn đề chế độ mất cân đối (ăn nhiều chất béo) và ít hoạt động thể lực.

Cam kết trách nhiệm

Trước bối cảnh này, các chuyên gia kêu gọi Chính phủ các nước thực hiện các biện pháp hạn chế thức ăn vặt giúp hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế được lập ra để đẩy mạnh hoạt động truyền thông có trách nhiệm như Liên minh Thực phẩm và Đồ uống Quốc tế (IFBA); EU Pledge với sự tham gia của hàng loạt các công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu như Nestlé, Pepsi, Dannone…

Trong đó, EU Pledge là tổ chức được thành lập để thúc đẩy các sáng kiến tự nguyện của các công ty thực phẩm và đồ uống giải khát cho trẻ em dưới 12 tuổi ở Liên minh châu Âu.

Tổ chức EU Pledge được thành lập vào tháng 12/2007 như là một phần của trong cam kết của EU về chương trình Action on Diet, Physical Activity and Health (Hành động chế độ ăn, thể thao và sức khỏe), nhằm khuyến khích các bên đưa ra và thực hiện các sáng kiến thúc đẩy lối sống lành mạnh ở châu Âu.

Với khẩu hiệu: "Chúng tôi sẽ thay đổi cách quảng cáo thực phẩm cho trẻ em", EU Pledge đưa ra 2 cam kết chính:

Một, không quảng các các sản phẩm thực phẩm và nước giải khát cho trẻ em dưới 12 tuổi trên TV, báo in và internet, trừ các sản phẩm đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng chung.

Hai, không truyền thông thông tin liên quan đến các sản phẩm nói trên ở trường học, trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt hoặc đã được sự thông qua của chính quyền, ban lãnh đạo nhà trường với mục đích giáo dục.

Đây là những tiêu chuẩn chung tối thiểu cho phép các thành viên trong EU Pledge giám sát và chịu trách nhiệm chung. Các thành viên riêng lẻ có thể áp dụng các tiêu chuẩn quảng cáo dự trên các quy tắc chung này.

Bên cạnh đó, Liên minh thực phẩm và Đồ uống Quốc tế - IFBA với tiêu chuẩn: Hợp tác, giáo dục và đổi mới để giúp người tiêu dùng có được chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh tích cực

IFBA được thành lập vào tháng 5/2008 trong bối cảnh các CEO của các nhà sản xuất đồ uống và đồ uống không cồn hàng đầu thế giới ký vào một bức thư gửi Tổng giám đốc WHO Margaret Chan, cam kết hỗ trợ Chiến lược toàn cầu năm 2004 của WHO về chương trình Chế độ ăn uống, tập thể dục và sức khỏe.


50 quốc gia đã điều chỉnh

Viện Y Khoa Quốc gia Mỹ (IOM) đã có nghiên cứu "Thực phẩm cho Trẻ em và Thanh niên: Mối đe dọa hay Cơ hội".

Theo nghiên cứu này, vào cuối những năm 1970, tỷ lệ béo phì tăng gấp đôi ở trẻ em từ 6-11 tuổi và tăng gâp 3 ở trẻ vị thành niên từ 12-19 tuổi. IOM tuyên bố khuyến cáo, chế độ ăn uống của trẻ em Mỹ cần được cải thiện.

Theo báo cáo của IOM: ít nhất 30% calo trong chế độ ăn của trẻ em có nguồn gốc từ đồ ngọt, đồ ăn nhẹ và thức ăn nhanh, nước ngọt. Nước giải khát chiếm hơn 10% lượng calo, tăng gấp đôi kể từ năm 1980.

Theo báo báo của IOM, trẻ em Mỹ chi tiêu gần 30 tỷ USD hàng năm cho các loại thực phẩm nói trên. Kể từ năm 1994, các công ty thực phẩm và đồ uống Hoa Kỳ đã quảng cáo khoảng hơn 600 thực phẩm mới cho trẻ em, ½ trong số này là các loại kẹo, ¼ là đồ ngọt hoặc đồ ăn nhẹ.

Chỉ ¼ sản phẩm có xu hướng lành mạnh hơn như thực phẩm dành cho trẻ em, các sản phẩm bánh mì và nước đóng chai.

Không chỉ các nhà vận động chính sách mới thức đẩy sự điều chỉnh hoạt động quảng cáo thực phẩm theo hướng có trách nhiệm với trẻ em, phòng chống thừa cân, béo phì, mà các tập đoàn lớn cũng tiên phong trong cam kết điều chỉnh.

Quảng cáo thực phẩm cho trẻ em: 50 nước đã thay đổi như thế nào? - Ảnh 3.

Từ năm 2008, Nestlé, một tập đoàn đa quốc gia, đã nghiêm cấm hoạt động tiếp thị truyền thông tới trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và giới hạn hoạt động truyền thông tới trẻ từ 6- 12 tuổi đối với các sản phẩm thực phẩm & đồ uống đáp ứng tiêu chí dinh dưỡng của EU ( EU Pledge Nutrition Criteria)

Từ 1/1/2018, tập đoàn này không tiếp thị các sản phẩm bánh quy, bánh kẹo, thức uống có đường, kem tới trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.

Từ 1/1/2018, mở rộng áp dụng nguyên tắc này tới toàn bộ các hoạt động kể cả hình ảnh in trên bao bì, quà tặng, sử dụng nhân vật nổi tiếng gây ấn tượng tới trẻ nhỏ, đồng thời tiếp tục hợp tác với các đối tác để đưa ra tiêu chuẩn cụ thể cho từng nước đối với hoạt động truyền thông có trách nhiệm tới trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.

Phong trào này hiện đã lôi cuốn được 50 quốc gia điều chỉnh quảng cáo thực phẩm nhằm vào trẻ em. Ví dụ, Úc cấm quảng cáo thực phẩm dành cho trẻ em dưới 14 tuổi; Hà Lan cấm quảng cáo đồ ngọt cho trẻ em dưới 12 tuổi; Thụy Điển cẩm việc sử dụng các nhân vật hoạt hình để quảng cáo thực phẩm cho trẻ em dưới 12 tuổi.

- Nguồn: Soha -

Cung cấp hàng sỉ từ Mỹ: http://www.onncom.com

Xem chi tiết sản phẩm tại: http://www.onncom.com/suc-khoe-vi/

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Bài viết mới