Screw Down Crown là một loại Núm Chịu Nước rất phổ biến trên đồng hồ lặn hiện đại cũng như đồng hồ có thể chống nước tốt. Thiết kế Screw Down Crown cho phép đồng hồ đeo tay có thể chống lại sự xâm nhập của nước hay bụi bẩn đến một mức nhất định, thường là từ áp suất 10 ATM trở lên cho đến hàng nghìn mét dưới đáy biển.
* Cho dù đó là một chiếc đồng hồ có vỏ kiên cố nhất thì
phần núm chỉnh (chốt) cũng sẽ luôn là điểm yếu của nó. Không kể đến yếu tố như
va đập chấn động làm cốt máy bị cong lệch hay sự lão hóa của các linh kiện theo
thời gian thì chính việc tiếp xúc với nước, bụi bẩn hằng ngày đã đủ phá hoại
đồng hồ thông qua các “khe hở” phần núm.
Trên đồng hồ lặn hiện nay thì Screw Down Crown cũng như các bộ phận “Screw Down Crown” hầu như là một phần không thể thiếu
✦
Bởi thế, tất cả bộ phận núm đồng hồ ngày nay luôn được trang bị thêm các ron
(gioăng) cao su bên trong, đóng vai trò niêm phong khe hở, ngăn không cho nước,
bụi bẩn, không khí ẩm, … lọt vào trong vỏ. Núm Chịu Nước có nhiều loại, khả
năng chịu nước của nó tùy theo thiết kế núm cũng như số ron cao su mà nó có thể
chứa.
✦ Và trong số các loại Núm Đồng Hồ, các thiết kế Screw
Down Crown (thường được gọi là Núm Vặn Chịu Nước) chính là một thiết kế mang đến
cho đồng hồ đeo tay khả năng chịu nước được đánh giá tốt nhất hiện tại cho cả
năng lực lẫn tính tiện lợi.
✦ Screw Down Crown là thuật ngữ chỉ chung các loại Núm Vặn Chịu Nước, tức những loại núm được khóa bằng vít vặn (vặn ren) để có khả năng chịu nước cao nhất cũng như hạn chế những rủi ro/do người dùng vô ý làm kéo rút núm khỏi vị trí đóng.
✦ Cấu tạo của
chúng có một cái lò xo thay cho một đoạn trục núm, thường chứa được từ 3-4
(hoặc hơn) ron cao su, mỗi lớp ron là một lần niêm phong chịu nước, bụi bẩn…
Trong khi các ron cao su có tác dụng chống nước xâm nhập thì ren vặn là sự đảm
bảo núm không bị kéo rút ngoài ý muốn.
✦ Khi Screw
Down Crown được khóa chặt thì tất cả các ron cao su bên trong nó sẽ niêm phong
hoàn toàn những khe hở giữa phần núm với bên trong vỏ. Kết quả lả cho phép đồng
hồ đạt khả năng chống nước gấp nhiều lần các loại núm thông thường (thường là
từ áp suất 10 ATM trở lên).
✦ Khi Screw
Down Crown được mở (kể cả khi rút núm) thường thì 2 ron cao su phần ngoài sẽ
mất niêm phong dẫn đến đồng hồ chỉ còn khả năng chịu nước và chống bụi cơ bản
(3 ATM). Tuy khi khóa mở, khả năng chịu nước giảm mạnh nhưng vẫn đủ để đồng hồ
chịu nước được tùy theo số lượng ron cao su còn kín (thường ít nhất 3 ATM).
✦ Do có nhiều
lớp niêm phong chịu nước, Screw Down Crown được sử dụng phổ biến trong hầu hết
đồng hồ lặn, đồng hồ thể thao và chịu nước áp suất 10 ATM trở lên. Điển hình
như Rolex Submariner, Omega Seamaster, Doxa Sub, Seiko Tuna, Orient Mako,…
✦ Dĩ nhiên,
tùy theo nhà sản xuất mà Screw Down Crown sẽ có thiết kế khác nhau chứ không
thống nhất hoàn toàn (phần cũng vì trước đây Rolex là hãng sở hữu phát minh
Screw Down Crown gốc). Tuy vậy, cách chúng chống nước xâm nhập và cách sử dụng
cơ bản cho người dùng thì giống hệt.
“Screw Down có nghĩa là vít vặn xuống còn từ Crown trên đồng hồ có nghĩa là Núm.”
CÁCH SỬ DỤNG SCREW DOWN CROWN TRÊN ĐỒNG HỒ
▬ Qua phần trên, hẳn bạn đã biết được Screw Down Crown là gì, phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng những chiếc đồng hồ có Screw Down Crown cũng như những lưu ý để phòng tránh nước xâm nhập.
▬ Những loại đồng hồ sử dụng Screw Down Crown muốn điều chỉnh thời gian (và lên dây thủ công ở đồng hồ cơ) đều phải mở khóa núm trước, sau khi mở khóa thì mới rút được núm ra các nấc.
▬ Bất kể Screw Down Crown có cấu tạo thế nào, đồng hồ lặn, đồng hồ chịu nước được bao nhiêu, tốt nhất là tuyệt đối không được mở khóa chúng khi đồng hồ đang ở trong nước và đặc biệt là lúc đang lặn.
1. Cách Mở/Đóng Screw Down Crown:
◆ Mở Khóa: vặn núm ngược chiều kim đồng hồ để mở khóa. Sau khi mở khóa, núm sẽ có thể rút ra các nấc để điều chỉnh (lên dây thủ công) như đồng hồ thường nhưng khả năng chịu nước giảm đi rất nhiều.
◆ Đóng Khóa: vừa ấn núm vừa vặn theo chiều kim đồng hồ đến khi cảm thấy chặt tay để đóng khóa. Sau khi đóng khóa, nút không thể rút ra các nấc để điều chỉnh và có khả năng chịu nước như nhà sản xuất cam kết.
2. Cách Giữ Cho Screw Down Crown Bền Bỉ:
◆ Không để núm tiếp xúc với hóa chất, nước hoa, dung môi …(vì chúng sẽ hủy hoại ron cao su).
◆ Không cố ý đóng/mở, rút núm vô tội vạ hoặc tự ý tháo/thay ron cao su của núm vì sẽ làm ron lão hóa nhanh, ron mới không phù hợp cấu tạo núm, lò xo bị mỏi.
◆ Không sử dụng (trừ phi nhà sản xuất cho phép) ở nơi có nhiệt độ ngoài phạm vi -10 đến +60 độ C vì sẽ làm ron bị co rút/giãn nở dẫn đến đồng hồ vào nước, hỏng ron.
◆ Bảo dưỡng đồng hồ là tốt nhưng chỉ nên thực hiện mỗi 3-4 năm/lần nếu nó không bị lỗi hay hư hỏng gì (ở trung tâm dịch vụ của hãng hoặc tên tuổi uy tín; tùy theo loại đồng hồ, hãy tham khảo nhà sản xuất/nơi bán) để phòng tránh làm hở/lão hóa ron cao su.
CẤU TẠO CỦA MỘT SỐ LOẠI SCREW DOWN CROWN
▬ Screw Down Crown thường gồm có cấu tạo cùng các bộ phận cơ bản là: Núm có ren vặn bên trong, 3 Ron Cao Su trở lên, Ống Trục Núm có ren vặn ăn khớp với Núm, Lò Xo. Ống Trục Núm gắn chặt khít với Vỏ, Núm gắn với Lò Xo, Lò Xo gắn với Trục Núm.
Mặt cắt cấu tạo của hai hệ thống Screw Down Crown TwinLock và Triplock của hãng Rolex, Triplock có đến 2 ron cao su còn niêm phong ngay cả khi mở khóa còn TwinLock là 1, hình bên cạnh là núm và ống trục núm
TÓM LƯỢC LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA SCREW DOWN CROWN – NÚM VẶN CHỐNG NƯỚC
◄ Đồng hồ dành cho các nhà thám hiển năm 1878 với vỏ có nắp có ren vặn bảo vệ núm để chịu nước tốt hơn
● Screw Down Crown – Núm Vặn Chống Nước được ghi nhận phát minh bởi Paul Perregaux và Georges Perret. Vào tháng 10 năm 1925, họ đã xin cấp bằng sáng chế cho núm có khóa vặn, không cần nắp ngoài cho núm hoặc phải thêm vỏ ngoài cho đồng hồ
● Cấu tạo của Screw Down Crown năm 1925 tương đối giống với ngày nay nhưng vật liệu làm ron niêm phong lúc đó là da, bần, nỉ chưa thể bền được như ngày nay nên muốn chịu nước được, đòi hỏi đồng hồ phải thường xuyên thay thế ron mới.
● Và Screw Down Crown đã bước sang chương mới khi nhà sáng lập Rolex Hans Wilsdorf đã nhìn thấy được tiềm năng của nó. Ông nhận ra ý tưởng này cùng với thiết kế vỏ ren có thể tạo ra chiếc đồng hồ chống thấm đầu tiên.
● Hans Wilsdorf nhanh chóng và mua các quyền tại Thụy Sĩ từ các nhà phát minh và nộp đơn xin bằng sáng chế ở Mỹ, Anh Quốc và ở Đức trong năm 1926-1927. Sau đó, ông cải tiến lại và tiếp tục đăng ký phát minh này.
● Hơn nữa, các kỹ sư của Rolex – và những người làm việc tại CR Spillman SA – nhà cung cấp của Rolex vào thời điểm đó – đã tìm ra giải pháp cho phép lên dây đồng hồ khi núm chỉnh được mở ren vặn.
Bản thiết kế phát minh Screw Down Crown của Paul Perregaux và Georges Perret và cải tiến của Hans Wilsdorf
● Cũng trong năm 1926, Rolex lần đầu tiên giới thiệu một hệ thống chống thấm nước được cấp bằng sáng chế với cái tên “Oyster”, đây là sản phẩm đồng hồ đeo tay đầu tiên có Screw Down Crown hoàn thiện gần như bây giờ.
● Từ đó, Screw Down Crown không ngừng được phát triển và cải tiến nhằm nâng cao hơn khả năng chịu nước, chịu nước tốt kể cả khi mở khóa núm mà bí quyết chính nằm ở việc thiết kế sao cho bộ phận này tăng số lượng ron cao su còn niêm phong.
● Đồng hồ, việc các bằng phát minh được nắm giữ bởi Rolex còn là một động lực thúc đẩy những hãng khác tự phát triển các loại Screw Down Crown khác, làm phong phú và tăng tính cạnh tranh cho hệ sinh thái đồng hồ chịu nước ngày nay.
SCREW DOWN CROWN VÀ CÁC YẾU TỐ CHỐNG NƯỚC CHO ĐỒNG HỒ
• Qua các phần tìm hiểu về Screw Down Crown là gì hôm nay hẳn bạn đã biết nó mang đến cho đồng hồ khả năng chống nước tốt cả khi tắm, bơi, lặn nhưng trên thực tế, để một mẫu đồng hồ có khả năng chịu nước khi lặn thì không phải chỉ có mỗi Screw Down Crown là đủ, điều này đòi hỏi thiết kế vỏ, kính chịu được áp suất lớn.
• Do đó, kính đồng hồ lặn thường làm bằng các loại tinh thể với độ dày gấp đôi, gấp ba loại thường (kính cũng thường là hình cong, cong vòm, cong lồi), vỏ cũng dày hơn, đặc biệt phần vỏ cần phải không có nắp lưng (Caseback) hoặc trang bị Screw Down Caseback tức nắp vặn (phải vặn ren để đóng/mở tương tự Screw Down Crown (không kính), ren vặn của nắp có bổ sung ron cao su).
• Tựu trung, nếu mặc định là thiết kế đồng hồ chắc chắn, độ dày đủ, vật liệu tốt, ta có một số đặc điểm nhận dạng các cấp độ chịu nước của đồng hồ thông qua cấu tạo các bộ phận của nó:
– – – – – – Đồng hồ có Screw Down Crown + Caseback (không gắn kính) (hoặc ngược lại) thường chịu nước được 10 ATM.
– – – – – – Đồng hồ có Screw Down Crown + Screw Down Caseback (không gắn kính) thường chịu nước được 20 ATM.
– – – – – – Đồng hồ có Screw Down Crown (thường từ 4 lớp ron cao su trở lên) + Screw Down Caseback (nắp lưng không gắn kính)/Caseback Monobloc (liền khối) với Vỏ + Vỏ và Kính dày chắc hơn thường chịu nước được từ 30 ATM trở lên. (phiên bản có thêm van helium/ Caseback Monobloc sẽ chịu được ở môi trường nhiều khí Hydro, Helium).
– – – – – – Trên tất cả cấp độ chịu nước, trong trường hợp đồng hồ nhiều nút bấm (Chronograph), ngoài Screw Down Crown cùng các đặc điểm khác thì thường phải có thêm Screw Down Pusher tức Nút Bấm Chống Nước (nút bấm được khóa bằng vít vặn, phải mở khóa mới có thể bấm được) hoặc gờ bảo vệ.
Đồng hồ Oris Prodiver Chronograph 674 7630 7154MB, một ví dụ của Screw Down Crown+Caseback+Pusher+ gờ bảo vệ núm-nút với van Helium và vỏ ngoài dày chắc bằng titanium có khả năng lặn 1000m
• Bây giờ, hẳn bạn đã trả lời được vì sao đồng hồ lặn thường có Screw Down Crown rồi đúng không. Yếu tố này chính là đặc điểm gần như “mặc định” cho tất cả đồng hồ có khả năng chịu nước tốt ngày nay chứ không riêng gì đồng hồ lặn.
• Cũng xin lưu ý là Screw Down Crown thường cung cấp khả năng chịu nước ít nhất 10 ATM cho đồng hồ nhưng điều này không phải là tuyệt đối, vẫn có những yếu tố khác làm hạn chế khả năng chịu nước của đồng hồ bất chấp nó được trang bị Screw Down Crown+Pusher+Caseback như nắp lưng có gắn kính, mặt siêu mỏng.
- DHHT -
Cung cấp hàng sỉ từ Mỹ:http://www.onncom.com/Xem chi tiết sản phẩm tại:http://www.onncom.com/dong-ho-vi-vi-2/