Tìm hiểu về giá trị F-stop và T-stop?

Những người mới bắt đầu bộ môn nhiếp ảnh thường bị choáng ngợp trước rất nhiều những thuật ngữ mới mẽ. Liên quan đến khẩu độ, vẫn tồn tại hai khái niệm là F-stop và T-stopvẫn khiến mọi người nhầm lẫn, vậy chúng là gì?


F-Stop là gì?
F-stop của một hệ thấu kính được định nghĩa là tỷ lệ của tiêu cự chia cho đường kính cửa nhận sáng. F-stop thường được quy ước viết dưới dạng (f/giá trị N).
Công thức tính F-stop: N = f / D
Trong đó:
N là khẩu độ F-stop
f là tiêu cự ống kính
D là đường kính cửa nhận sáng.


Với hệ quang học chỉ có một thấu kính và không có lỗ khẩu thì đường kính cửa nhận sáng chính bằng đường kính của thấu kính. Khi có thêm lỗ khẩu thì đường kính cửa nhận sáng bằng đường kính của hình ảnh lỗ khẩu nhìn qua thấu kính trước và có thể giảm nếu lỗ khẩu đóng lạ. Đường kính cửa nhận sáng là một giá trị ảo vì nó có thể không bằng đường kính lỗ khẩu do hiệu ứng khuếch đại hình khi nhìn qua thấu kính trước của ống kính.
Ví dụ: với tiêu cự ống kính là 50mm và đường kính cửa nhận sáng là 25mm thì giá trị F-stop là 50 mm / 25 mm = 2 và được biểu diễn dưới dạng f/2.

Có thể nhận ra rằng:
-Nếu cùng một giá trị F-stop thì ống kính tiêu cự càng dài sẽ có đường kính cửa nhận sáng càng lớn, dẫn đến thấu kính trước và cả các thấu kính còn lại trong ống kính cũng có kích thước lớn hơn. Đây cũng là lí do vì sao rất hiếm ống kính tele nào có khẩu độ lớn như F1.4 hay F1.8.

-N tỷ lệ nghịch với D hay f/N thì tỷ lệ thuận với D nên cùng một tiêu cự, ống kính có khẩu độ càng lớn thì kéo theo đường kính lỗ khẩu và các thấu kính càng lớn. Vì vậy, giới hạn về kích thước là lý do các ống kính khó có thể đạt tới khẩu độ f/1 hoặc cao hơn.


T-Stop là gì?
Do thiết kế ống kính bao gồm nhiều thấu kính và các bề mặt gương tiếp giáp với nhau bên trong ống kính nên có một phần ánh sáng khi đi qua ống kính bị phản xạ ngược lại hoặc bị hấp thụ, và các yếu tố này khác nhau tùy ống kính. Để tính được chính xác lượng ánh sáng nhận được với từng ống kính, nhất là khi quay phim với yêu cầu cao về độ ổn định ánh sáng giữa các cảnh quay, thông số T-stop được ra đời.

T là viết tắt của từ transmission, nghĩa là “đi qua” hay lượng ánh sáng đi qua ống kính và T-stop được dùng để chỉ lượng ánh sáng đi qua ống kính tương ứng với giá trị khẩu độ.

Công thức tính T = N / √ (hiệu suất truyền dẫn quang học)
Ví dụ ống kính f/2 có hiệu suất truyền dẫn quang học 75% (tức là 75% ánh sáng còn lại sau khi đi qua ống kính) thì có giá trị T-stop là 2 / √0.75 = 2.31 hay được ghi là T2.3 trên ống kính.


Tại sao T-stop thường không được xác định với các ống kính chụp ảnh?
-Khác biệt về ánh sáng thường không lớn quá 1/3 stop nên không có sự thay đổi lớn về ánh sáng và máy ảnh có thể nhận ra sự thay đổi nhỏ này và tự cân bằng lại hoặc có thể tăng giảm trong các bước hậu kỳ.
-Chi phí và thời gian sản xuất sẽ tăng do T-stop cần được xác định với từng ống kính và yêu cầu chất liệu sản xuất ống kínhcó độ sai lệch thấp.

-Đối với quay phim, yêu cầu xác định T-stop của các ống kính cao và chính xác do công việc này thường kéo dài qua nhiều ngày, ở nhiều điều kiện ánh sáng thay đổi phức tạp và nhiều ống kính khác nhau nên kiểm soát chính xác ánh sáng qua từng cảnh quay sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian hậu kỳ.


T-Stop có ý nghĩa như thế nào đến bức hình?
-Với chụp ảnh thiếu sáng, T-stop của một ống kính sẽ quan trọng để xác định tốc độ tối thiểu và ISO tối thiểu của máy để đảm bảo ảnh đủ sáng. Hai ống kính có cùng khẩu độ nhưng có thể T-stop khác nhau sẽ ảnh hưởng tới chuyện bạn sẽ cân nhắc ống kính nào để chụp những tấm ảnh có yêu cầu ánh sáng nhất định.

-Sự khác biệt giữa T-stop và F-stop của một ống kính phản ánh một phần chất lượng kính và lớp tráng phủ (coating).

Khi ống kính không sử dụng lớp tráng phủ trên các thấu kính, mỗi bề mặt thấu kính sẽ phản xạ lại trung bình 4% lượng ánh sáng và trung bình một ống kính sẽ bị mất 38% ánh sáng nếu không có tráng phủ và thậm chí với ống kính phức tạp con số này có thể lên tới 70%. Ngày nay, công nghệ hiện đại có thể giảm tới 99.9% ánh sáng phản xạ nên hai con số này chỉ còn khoảng 2% và 3%.

Điều này giải thích cho việc, vi sao 2 ống kính có cùng tiêu cự, cùng khẩu độ nhưng lại có giá trị khác xa nhau đến vài lần.

- Nguồn: Tổng hợp -

Cung cấp hàng sỉ từ Mỹ: http://www.onncom.com

xem chi tiết tại: http://www.onncom.com/may-anh-ky-thuat-so/?

Bình luận


Rất hay, lâu nay mình chưa hiểu 1 stop của khẩu độ là như thế nào.
Chỉ mới biết 1 stop của ISO và tốc độ :D
Bác có thể làm lại hình minh họa dải khẩu độ rộng hơn không. Ví dụ từ F1.8 or F1.2 cho đến F22 luôn. :)
Bài hay quá anh :D
Trên máy ảnh thì cũng là khẩu độ, nhưng có quãng thì 1 nấc = 1/3 stop, nhưng cũng có 1 nấc = cả 1 stop, hơi khó nhớ :D
bác viết rất hay, mình cũng đang thắc mắc muốn tìm hiểu về stop trong nhiếp ảnh :D
cám ơn chủ thớt bài viết rất hay, mình cũng đọc nhiều bài viết về stop mà cũng ko nắm được, nhờ cách ví dụ minh họa trực quan như thế này mình biết được cách tăng chỉnh độ stop. Một lần nữa cám ơn bác hy vọng có thêm những bài viết hay cho mọi người tham khảo
Bài viết mới