Từ Facebook, Instagram đến Twitter,... tất cả các mạng xã hội chúng ta sử dụng hàng ngày đều được thiết kế để gây nghiện.
Mùa đông năm 2016 là khoảng thời gian cao điểm tôi sử dụng mạng xã hội. Lúc ấy, tôi lướt Facebook liên tục không ngơi nghỉ trong suốt 3 ngày ròng. Lẽ ra số lần tôi truy cập có khi còn nhiều hơn con số 3 ngày, nhưng có một sự việc giúp kìm hãm tôi lại.
Sử dụng Facebook suốt 3 ngày ròng làm tôi cảm thấy đau đầu dữ dội.
Tỉnh dậy với cơn đau đầu dữ dội, tim đập thùm thụp cùng với những ý nghĩ tự sát. Tôi biết rằng mình nên chấm dứt việc này lại. Bạn bè thường châm chọc mỗi khi tôi nói đến vấn đề ấy và bảo tôi phóng đại quá mức. Rất ít người xem xét sự việc một cách nghiêm túc. Cơn nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân là hoàn toàn có thật.
Nhận thức của người dùng về cơn nghiện này còn thấp là điều dễ hiểu. Hãy nhìn vào số liệu trực quan, Facebook mỗi tháng có hơn 2 tỷ người dùng và thời gian mỗi người sử dụng Facebook là 50 phút/ngày. Con số này có khả năng tăng phi mã trong tương lai. Vào năm 2014, vì đang làm việc trong ngành quảng cáo, tôi có cơ hội ghé qua văn phòng điều hành của Facebook tại One Hacker Way, Palo Alto.
Tại đó, tôi được truyền đạt về ảnh hưởng của thông tin cá nhân mà Facebook thu nhập từ người dùng cũng như làm cách nào biến chúng trở thành lợi nhuận. Suy nghĩ của tôi đối với Facebook, Instagram hay Twitter thay đổi từ đó. Cái gọi là "mạng xã hội" thực chất chỉ là một hệ thống kiểm soát không hơn không kém, công cụ hút lợi nhuận trên thông tin cá nhân của người khác.
Tuy nhiên, như một nô lệ thực thụ, tôi vẫn không ngừng kéo thả những dòng text, bình luận, xem hình ảnh hàng giờ liền trên Facebook và Instagram. Tôi xem mạng xã hội là một công cụ giải trí đơn thuần hiệu quả và giết thời gian. Càng đắm chìm vào chúng, tôi nhận ra mọi chuyện hoàn toàn không phải như vậy.
Lướt Facebook khi đang buồn chán chỉ làm bản thân cảm thấy tồi tệ hơn.
Theo khía cạnh tâm lý, chúng ta có xu hướng tìm kiếm những nội dung vui vẻ, tươi sáng mỗi khi bản thân cảm thấy buồn chán, nhưng nhìn hình ảnh người khác vui vẻ, hạnh phúc trên Facebook, tôi cảm thấy tồi tệ thêm. Facebook tự áp đặt những quy chuẩn xã hội lên bản thân người dùng và nhân rộng chúng ra khắp cộng đồng mạng, làm con người ta cảm thấy thất bại tràn trề.
Chẳng hạn, việc kết hôn, có nhà đẹp ở một độ tuổi nhất định hay là người đàn ông chuẩn mực phải thế này thế kia... Cuộc sống cá nhân như bị kiểm soát bởi đủ thứ quy tắc vô tình phá hủy đi tính cạnh tranh trong xã hội loài người.
Chính vì thế, tôi quyết định tống khứ Facebook ra khỏi đời mình và điều này chẳng dễ dàng gì cả. Xóa Facebook không chỉ gói gọn trong một lượt click hay nút bấm. Facebook vẫn không buông tha cho tôi khi cố tình giấu lựa chọn "vô hiệu hóa tài khoản" sau hàng đống tùy chỉnh khác. Thậm chí, Facebook còn cho phép quản lý tài khoản của bạn sau khi bạn chết qua tùy chọn "liên lạc ủy thác" qua tài khoản của người khác.
Sau khi nhấn "vô hiệu hóa tài khoản" cũng như nhập lại mật khẩu, màn chia tay sướt mướt đầy giả tạo bắt đầu. Facebook trình chiếu một lượt những hình ảnh về bạn bè của người dùng và khuyên rằng chúng ta nên gửi họ một tin nhắn chia tay.
Hành trình xóa xổ Facebook ra khỏi cuộc sống thật chẳng dễ dàng.
Tiếp theo, một bảng hỏi về lý do chúng ta ngừng sử dụng Facebook xuất hiện, tôi liền click vào lựa chọn "Tôi dành quá nhiều thời gian trên Facebook" và tất nhiên mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Lại một bảng những giải pháp giúp tôi tiết chế sử dụng Facebook xuất hiện và bạn phải nhấn vào "vô hiệu hóa" một lần nữa.
Cuối cùng, bạn vẫn phải thoát Facebook bằng một nút "vô hiệu hóa" tiếp theo. Như vậy để giải thoát khỏi Facebook, người dùng cần trải qua 10 lượt click chuột trong khi chỉ cần một hai lượt click là tôi đã có thể mua hàng tá sản phẩm trên Amazon.
Nhưng, để có thể xóa sổ hoàn toàn tài khoản của bạn trên mạng xã hội, tôi phải kích hoạt và đăng nhập lại thêm lần nữa hoặc sử dụng Spotify, theo đó là hàng loạt những lượt click cũng như sự níu kéo của Facebook đã nêu ở trên.
Không còn lạm dụng mạng xã hội đúng là không thể giúp tôi làm việc năng suất hơn. Tôi rất giỏi tìm cách trì hoãn công việc cũng như phí hoài thời gian vào những trò vô bổ. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng Facebook không còn can thiệp sâu vào cuộc sống cá nhân nữa và tôi cảm thấy hoàn toàn nhẹ nhõm. Ngừng so sánh bản thân với người khác làm tôi sống hạnh phúc hơn, không còn phải ghen ghét, tỵ nạnh ai cả.
Như hai mặt của một đồng xu vậy, sử dụng mạng xã hội đương nhiên đem lại rất nhiều lợi ích. Nhưng làm thế nào để tiết chế hành vi lạm dụng là hoàn toàn bất khả thi bởi tính chất gây nghiện mà người lập trình cố tình gán cho chúng. Càng nhiều thông tin từ người dùng, mạng xã hội càng trở nên dễ gây nghiện hơn bao giờ hết.
Facebook làm ơn hãy trả tự do cho tôi.
Câu hỏi đặt ra ở đây rằng tại sao mạng xã hội có khả năng can thiệp và nắm bắt người dùng đến nhường vậy? Hãy nhớ rằng cha đẻ của Facebook, Mark Zuckerberg từng học chuyên ngành tâm lý học tại Harvard. Facebook không chỉ đơn thuần là một chương trình máy tính, nó còn có khả năng lập trình xã hội.
"Facebook được thiết kế nhằm khai thác điểm yếu trong tâm lý của loài người. Phương châm xây dựng và phát triển Facebook đều xoay quanh câu hỏi: Phương pháp nào thu hút thời gian và sự chú ý của người dùng? Những hành vi chúng tôi xây dựng kích thích người dùng tiết ra chất dẫn truyền thần kinh dopamine, càng nhiều lượt tương tác, nội dung của Facebook càng phát triển", Sean Parker, chủ tịch quản trị đầu tiên của Facebook trả lời Axios.
- Theo:Zing.vn -
Cung cấp hàng sỉ từ Mỹ:http://www.onncom.com/