BẠN CÓ BIẾT, HÃNG ĐỒNG HỒ CITIZEN NHẬT BẢN VỐN CÓ NGUỒN GỐC THỤY SĨ?

Ngày nay, hãng đồng hồ Citizen Nhật Bản đã nổi tiếng khắp thế giới nhưng bạn có lịch sử của họ đã bắt đầu từ các nền tảng Thụy Sĩ? Thụy Sĩ có nền văn minh đồng hồ rực rỡ nhất thế giới trong vòng 300 năm qua, vì thế, mối liên hệ chặt chẽ giữa thương hiệu Nhật Bản khi mới khởi nghiệp với lão làng này là điều không thể tránh khỏi!

BẠN CÓ BIẾT, HÃNG ĐỒNG HỒ CITIZEN NHẬT BẢN VỐN CÓ NGUỒN GỐC THỤY SĨ?

Hãng đồng hồ Citizen Nhật Bản hiện đang là tên tuổi lớn thứ 2 trong ngành công nghiệp đồng hồ Nhật Bản và lớn thứ 6 tính trên toàn thế giới có lịch sử của họ được ghi nhật bắt đầu từ năm 1918 với tiền thân là Shokosha Watch Research Institute (Viện Nghiên cứu Đồng hồ Shokosha), đến năm 1924 mới có thương hiệu Citizen.

Bạn Có Biết, Hãng Đồng Hồ Citizen Nhật Bản Vốn Có Nguồn Gốc Thụy Sĩ

Citizen hiện đang là công ty đồng hồ lớn thứ 2 Nhật Bản

● ● Dĩ nhiên, bấy nhiêu thôi thì chưa thể nói lên nguồn gốc Thụy Sĩ của hãng đồng hồ Citizen Nhật Bản, chúng ta phải bắt đầu nói từ năm 1918 khi Shokosha Watch Research Institute được thành lập bởi thợ kim hoàn Kamekichi Yamasaki nhưng phá sản vào cuối năm 1920.

● ● 10 năm sau đó, Rodolphe Schmid – một công dân Thụy Sĩ đồng thời là chủ doanh nghiệp sản xuất đồng hồ Rodolphe Schmid mua lại 1.5% cổ phần của công ty Shokosha để tái thành lập thành Citizen Watch Co., Ltd dựa trên sự hợp nhất của công ty Schmid với Shokosha Watch Research Institute.

● ● Tuy Rodolphe Schmid chỉ có thể sở hữu 1.5% cổ phần nhưng ông đã gián tiếp kiểm soát Citizen thông qua các quản lý chính của Citizen vốn là nhân viên nhà máy của ông (trước đây các nhà máy này chịu trách nhiệm sản xuất phụ tùng cho Shokosha và được sáp nhập với Citizen cùng năm 1930).

● ● Thông qua Rodolphe Schmid, năm 1933, công ty Citizen đã được trang bị máy móc công cụ nhập khẩu từ Thụy Sĩ cùng một một kỹ sư đồng hồ tại Geneva để xây dựng kế hoạch cho các bộ máy (cơ) mới vào năm 1934.

“Năm ấy (1934) là bước tiến đột phá về mặt kỹ thuật sản xuất để làm chủ bộ máy đồng hồ đó chính là sự phát triển của Citizen ngày hôm nay.”

TRUY TÌM VẾT TÍCH VÀ NGUỒN GỐC THỤY SĨ CỦA HÃNG ĐỒNG HỒ CITIZEN

➥ Lịch sử đồng hồ cận đại và hiện đại cho thấy sự đối đầu gay gắt giữa những tên tuổi Nhật Bản và Thụy Sĩ, những cuộc chiến này đã bắt đầu kể từ khi đồng hồ thạch anh Nhật Bản đã trở thành mối đe dọa khủng khiếp cho sự độc quyền của Thụy Sĩ vào những năm 70.

Bạn Có Biết, Hãng Đồng Hồ Citizen Nhật Bản Vốn Có Nguồn Gốc Thụy Sĩ 2

Một chiếc đồng hồ Citizen chịu nước chuẩn thợ lặn được tạo ra từ công nghệ kỹ thuật Nhật Bản tiên tiến

➥ Nhưng bạn có biết bất chấp sự cạnh tranh đó, các câu chuyện về sự phát triển của đồng hồ đầu Nhật Bản vốn đến từ sự hợp tác giữa Thụy Sĩ và Nhật Bản, chứ không phải là đối thủ cạnh tranh.

➥ Buổi ban đầu, công nghệ và kỹ thuật làm đồng hồ đã được chuyển giao từ sự tham gia tích cực của các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ và minh chứng rõ ràng cho điều này đó chính là ví dụ về Citizen Watch Co., Ltd được thành lập ở Tokyo vào năm 1930.

Vào năm 1868, Nhật Bản bãi bỏ hệ thống giờ thời gian cũ và chuyển Âm Lịch sang Dương Lịch năm 1872 đã khiến nhu cầu về một ngành công nghiệp đồng hồ kiểu phương Tây đã thực sự cần thiết và tại thời điểm này Thụy Sĩ là quốc gia có ngành công nghiệp đồng hồ phát triển nhất đã chú ý đến Nhật Bản. Chính các thương gia buôn đồng hồ đã mang lại nền văn minh đồng hồ cho nơi đây, trong đó, sự chuyển giao công nghệ-kỹ thuật rõ nét nhất chính là mối quan hệ của Rodolphe Schmid với Citizen.

CƠ SỞ THỤY SĨ CỦA CITIZEN

✦ Nói chính xác thì “Cơ Sở Thụy Sĩ Của Citizen” là điều đã xảy ra với sự phát triển kinh doanh của một đại lý đồng hồ quan trọng ở Yokohama trong những năm 1890 do ông Rodolphe Schmid làm chủ. Tại Thụy Sĩ, Rodolphe Schmid cũng sở hữu một nhà máy ở Neuchâtel, năm 1903 nó được đổi tên thành Cassardes Watch.

Bạn Có Biết, Hãng Đồng Hồ Citizen Nhật Bản Vốn Có Nguồn Gốc Thụy Sĩ SchmidMối liên hệ giữa doanh nhân Thụy Sĩ và công ty Citizen

✦ Rodolphe Schmid là công dân Thụy Sĩ, ông sinh ra ở Neuchâtel vào năm 1871, đến năm 1894 ông chuyển đến Yokohama. Cũng chính nơi này, Rodolphe Schmid đã sớm khẳng định mình là một trong những thương gia đồng hồ lớn nhất khi chỉ mới 23 tuổi.

✦ Ngay sau khi chuyển đến Yokohama một năm, Rodolphe Schmid trở thành nhà nhập khẩu đồng hồ lớn thứ ba của thành phố với hơn 20.000 chiếc. Ở thời điểm này, Yokohama là thủ phủ của đồng hồ ở Nhật Bản, nơi có rất nhiều thương nhân nhập khẩu đồng hồ đến đây để rồi từ đó bán khắp nước Nhật.

✦ Sau nhiều năm đồng hồ Thụy Sĩ chiếm lĩnh thị trường, vào năm 1906, thợ đồng hồ Kintaro Hattori (người sáng lập Seiko) – người thành công trong việc học nghề chế tạo đồng hồ từ các thương nhân nước ngoài đã thuyết phục các nhà cầm quyền tăng thuế nhập khẩu đồng hồ vào Nhật lên 50% nhằm bảo vệ cho sản phẩm trong nước (vì lúc này đồng hồ của Kintaro Hattori đắt hơn nhiều so với đồng hồ nhập khẩu).

✦ Trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thuế hải quan bảo hộ cho đồng hồ Nhật Bản, Rodolphe Schmid chuyển một phần hoạt động sản xuất sang Nhật để tránh thuế bằng cách nhập các bộ phận và linh kiện đồng hồ trước rồi lắp ráp chúng thành đồng hồ hoàn chỉnh tại một xưởng nhỏ mà ông sở hữu ở Yokohama.

✦ Với tầm nhìn của mình, Rodolphe Schmid còn thành lập thêm một nhà máy sản xuất kim hoàn có tên Jobin & Cie ở Neuchâtel vào năm 1908 nhằm đảm bảo nguồn cung ứng bộ phận trong tình hình Thụy Sĩ đã có dấu hiệu phản đối mạnh mẽ việc bán máy đồng hồ và di chuyển kỹ thuật sản xuất cho nước ngoài.

✦ Tiếp theo đó, sau khi chuyển nhà máy ở Yokohama đến Tokyo, năm 1913 đã đánh dấu bước tiến mới của Rodolphe Schmid trong quá trình đưa kỹ thuật sản xuất vỏ đồng hồ đến Nhật Bản. Tuy vậy, điều này đã gây phẫn nộ ở Thụy Sĩ vì nó khiến nền công nghiệp đồng hồ của Thụy Sĩ bị ảnh hưởng.

✦ Phòng Phòng Thương mại, Công nghiệp và Lao động Neuchâtel đã từng gửi một lá thư tố cáo Rodolphe Schmid trước Federal Department of the Economy (bộ kinh tế liên bang) về việc làm gây thiệt hại nghiêm trọng của Rodolphe Schmid. Bất chấp bị phản đối ở quê nhà, các nhà máy Nhật Bản của Schmid đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

✦ Ông còn tạo ra các nhãn hiệu mới cho đồng hồ của mình, bao gồm Japan Watch (1909), Gunjin Tokei (1910). Số nhân công của Rodolphe Schmid tăng từ 30 đến 110 người trong giai đoạn 1913 đến 1920 và tăng lên khoảng 200 người vào năm 1928.

✦ Ngay tại thời điểm 1920, công ty của Rodolphe Schmid là nhà sản xuất đồng hồ lớn thứ hai của Nhật, đứng sau Seiko. Trước sự kiện Shokosha Watch Research Institute phá sản vì những rắc rối tài chính cuối năm 1920, Nhà máy của Schmid ở Nhật Bản đã hợp nhất với Shokosha và phát triển thành Công ty Citizen Watch vào năm 1930.

✦ Citizen Watch được thành lập với vốn cổ phần là 200.000 Yên chia thành 20.000 cổ phần. Dù Rodolphe Schmid đã có ý muốn giành được nửa vốn nhưng không thể vì các doanh nhân nước ngoài đang phải đối mặt với tình trạng thù địch gia tăng ở Nhật Bản trong những năm 1930 (và có thể có cả các lý do chính trị với riêng Schmid).

✦ Sau khi cuộc sáp nhập kết thúc, tuy rằng chỉ nhận được số cổ phần Citizen rất nhỏ là 1.5% nhưng Schmid vẫn gián tiếp kiểm soát vì cổ đông lớn và quản lý trong công ty mới đều là nguyên quản lý trong công ty trước đây của ông.

✦ Có thể nói, nhân viên của Rodolphe Schmid nắm giữ hơn 20% cổ phần công ty Citizen ở thời điểm thành lập. Điều này đã khiến cổ đông trong Citizen Watch chia thành hai nhóm rõ rệt.

Bạn Có Biết, Hãng Đồng Hồ Citizen Nhật Bản Vốn Có Nguồn Gốc Thụy Sĩ Cổ Đông Năm 1930Các cổ đông chính của Công ty Citizen Watch năm 1930

✦ Trong nhóm Schmid, người đầu tiên phải kể đến đó là Shinji Nakajima người thứ nhất nắm quyền kiểm soát công ty Citizen khi ông này nguyên là giám đốc tiếp thị trong công ty Schmid cũ. Shinji Nakajima sinh năm 1864, ông đã từng làm việc cho một số công ty và du lịch khắp nước Mỹ trước khi gia nhập công ty Schmid năm 1897.

✦ Họ hàng của Shinji Nakajima cũng thuộc về “phe” ông khi góp mắt trong danh sách cổ đông lớn. Cuối cùng, ngoài Rodolphe Schmid còn có một người Thụy Sĩ khác trong số các cổ đông là Oscar Abegg, giám đốc nhà máy Tokyo và đồng thời là đại diện của công ty Schmid tại Nhật Bản trong những lần Rodolphe Schmid vắng mặt ở Nhật.

✦ Nhóm cổ đông chính còn lại bao gồm các thương nhân đồng hồ Nhật Bản vốn là những người đầu tư vào công ty theo đề nghị của Nakajima. Citizen Watch bắt đầu hoạt động vào năm 1930 và sản xuất đồng hồ tại các nhà máy của Schmid, nơi vốn đảm nhận việc lắp ráp cho Shokosha trước đây.

✦ Vào những ngày đầu thành lập của Citizen sau khi Kamekichi Yamasaki phá sản, chí có nhân viên Shokosha tập hợp các cổ phiếu của Shokosha, điều này chứng tỏ cổ phiếu khó bán và công ty gặp khó khăn, sản phẩm bán không tốt.

✦ Tình hình ảm đạm vẫn tiếp diễn cho đến năm 1933 thì ngân hàng Yasuda bắt đầu siết nợ khi Citizen làm ăn thua lỗ, đồng thời công ty còn phải đối mặt với sự bất mãn của người lao động được biểu hiện bằng một cuộc đình công.

✦ Nhưng nhiều khó khăn chồng chất đó đã được giải quyết nhờ vào việc quảng cáo tiếp thị đồng hồ đeo tay hợp tác với Schmid thì tình hình công ty mới khởi sắc trong năm 1934. Đây cũng chính là bước ngoặt chuyển mình to lớn của Citizen để thoát khỏi tình trạng vỡ nợ.

NHỮNG HỖ TRỢ KỸ THUẬT TỪ RODOLPHE SCHMID CHO CITIZEN

◣ Sự tham gia của Schmid trong công ty Citizen chính là hỗ trợ kỹ thuật. Ông nhập khẩu máy móc sản xuất cho công ty vào năm 1933 và đã có sẵn một kỹ sư đồng hồ ở Geneva để thiết kế bộ máy mới để Citizen không phải phụ thuộc vào các nguồn cung ứng từ bên ngoài.

◣ Các hợp tác này được thực hiện thông qua công ty Star Shokai mà Citizen đã mua vào năm 1932. Star Shokai được Schmid, Nakajima và Suzuki thành lập vào năm 1926 để nhập khẩu đồng hồ Thụy Sĩ Mido sang Nhật.

◣ Ba chiếc đồng hồ đeo tay được Citizen phát triển cho đến cuối Thế chiến thứ II (1931, 1935 và 1941) thực sự đều là bản sao sản phẩm của Mido. Sự hỗ trợ kỹ thuật do Schmid cung cấp đã giúp Citizen cải thiện vị trí của mình trong suốt những năm 1930.

Đồng hồ Citizen sản xuất năm 1930 với bộ máy F-Type thực chất là bản sao của đồng hồ Mido Thụy Sĩ

◣ Công ty tiếp tục xây dựng một nhà máy mới vào năm 1934 và bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc từ năm 1936 trở đi. Năm 1939, Citizen sản xuất gần 248.000 chiếc đồng hồ, tương ứng với 15% sản lượng quốc gia.

◣ Tuy rằng vẫn còn thua kém xa số lượng 1,3 triệu chiếc của Hattori (tức Seiko) nhưng cao hơn so với các thương hiệu đồng hồ nhập khẩu lúc này đã xuống đến ít hơn 50.000 chiếc từ năm 1930. Sau khi Citizen đi vào guồng ổn định, Rodolphe Schmid ngừng hoạt động ở Nhật vào giữa những năm 1930 và quay trở lại Thụy Sĩ.

(Có lẽ quyết định này của Rodolphe Schmid là do vấn đề chính trị khiến ông khó kiểm soát được tình hình “đầu tư” và nắm giữ của mình trong tình hình các công ty, thợ đồng hồ Nhật bắt đầu có vị thế cùng năng lực chế tác và nhóm lãnh đạo Citizen trở nên khôn khéo hơn để phát triển độc lập với nước ngoài).

◣ Schmid về Geneva, nơi công ty của ông đã được thành lập như một công ty tiếp thị đồng hồ từ những năm 1920. Rời đi nhưng Schmid vẫn gắn bó chặt chẽ với Citizen khi luôn đăng ký tham gia vào việc tăng vốn cổ phần của công ty đồng hồ Nhật Bản này trong thời chiến và vẫn xuất hiện trong danh sách cổ đông ở năm 1948 (nhưng rất nhỏ bé).

◣ Sau tất cả, nếu không có Rodolphe Schmid thì rất có thể rằng công ty Citizen sẽ không bao giờ đã được cải thiện hoàn cảnh của họ: thiếu thiết bị máy móc sản xuất, không có kỹ sư, càng không có được địa vị như ngày hôm nay nhưng ông đã không được chào đón ở Nhật Bản vào thời của mình, càng là người đã làm những việc “không mấy tốt đẹp” với chính quê hương Thụy Sĩ.

CÁC CUỘC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO CITIZEN

▬ ▬ Lịch sử của Citizen là một ví dụ điển hình về ngành công nghiệp đồng hồ sinh ra từ quá trình chuyển giao công nghệ. Trước chiến tranh thế giới thứ 2 họ sử dụng nền tảng kỹ thuật từ công ty của Rodolphe Schmid, sau chiến tranh, họ tiếp tục bắt tay vào việc mở rộng ra thị trường quốc tế bằng các cuộc hợp tác.

▬ ▬ Trong số các cuộc hợp tác, có tên tuổi một số công ty sản xuất đồng hồ và liên quan đến đồng hồ như công ty Bulova của Mỹ để sản xuất đồng hồ đeo tay vào năm 1960, công ty Thụy Sĩ Méroz để sản xuất chân kính, ngọc dùng trong đồng hồ năm 1963 và công ty Pháp Lip trong lĩnh vực đồng hồ điện năm 1964.

▬ ▬ Citizen cũng thiết lập các kênh hợp tác để trao đổi công nghệ khắp nơi trên thế giới Ấn Độ, Mexico, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đức. Qua các cuộc hợp tác này, công ty không chỉ nhận được công nghệ sản xuất tốt hơn mà còn tìm kiếm được nguồn khách hàng ổn định để thoát khi cái bóng của Seiko và sự đề phòng-cạnh tranh từ Thụy Sĩ.

▬ ▬ Quá khứ làm việc với các công ty như Bulova và Méroz suốt những năm 1960 đã giúp Citizen để trở thành một trong những nhà sản xuất đồng hồ cùng nhiều lĩnh vực liên quan đứng hàng đầu trên thế giới.

Tổng hợp theo Industrial Development, Technology Transfer, and Global Competition: A history of the Japanese watch industry since 1850

- Nguồn: DHHT -

Cung cấp hàng sỉ từ Mỹ:http://www.onncom.com/

Xem chi tiết sản phẩm tại:http://www.onncom.com/dong-ho-vi-vi-2/

Comments

thông tin hay
Thông tin hay để cho biết sâu hơn về Citizen.
cảm ơn bài viết cho biết thêm thông tin về đồng hồ nhật
New post