Những năm 1900, giám đốc sáng tạo của Cartier, bà Jeanne Toussaint, là người phụ nữ đầu tiên dẫn đầu một tập thể sáng tạo của nhãn hàng trang sức danh giá. Điều đó gây ra ngạc nhiên lớn trong xã hội châu Âu lúc bấy giờ bởi thời điểm này không đánh giá cao năng lực của phụ nữ, thậm chí phụ nữ Pháp không được đi bầu cử. Jeanne Toussaint trở thành biểu tượng của tuýp phụ nữ muốn thoát khỏi lề thói phong kiến và đòi hỏi nữ quyền. Bà thích đội khăn turban, đeo hàng chuỗi ngọc trai và mặc bộ pajama ngủ khi đến tham dự những buổi dạ tiệc.
Người bạn lớn của bà, ông Louis Cartier (cha đẻ của thương hiệu Cartier) đã mời bà tham quan châu Phi trong một chuyến công tác. Tại đây, hình ảnh những chú báo đã gây ấn tượng mạnh trong tâm trí Toussaint. Năm 1919, bà giới thiệu hình ảnh báo gấm cho Cartier. Bộ sưu tập trang sức La Panthère (Báo gấm) lập tức tạo tiếng vang bởi thông điệp hàm ý đòi bình quyền của phụ nữ và cũng bởi vì: “Báo gấm tượng trưng cho tự do, pha trộn hoàn hảo giữa sự thanh lịch, hoang dại và mạo hiểm” (mô tả của giám đốc hình ảnh hãng Cartier ngày nay – ông Pierre Rainero).
Nhưng, câu chuyện về biểu tượng tinh thần ấy ở Cartier không thể thiếu sự “tiếp tay” của người ngoài. Đó là năm 1948 khi công tước Windsor đến Cartier với đơn hàng đặc biệt - một chiếc ghim cài áo hình con báo để tặng vợ. Và tuyệt tác ra đời: một con báo vàng chấm đen hãnh diện vươn dài thân mình trên viên ngọc lục bảo 116,74 carat và từ đó công nương Windsor chỉ cho báo Cartier vào bộ sưu tập nữ trang của bà. Đó cũng là năm 1957 khi công chúa Nina Aga Khan đem lòng... yêu báo Cartier và sở hữu một bộ sưu tập khó ai sánh được từ mặt dây chuyền, vòng đeo tay đến nhẫn.
Bên cạnh đó, Cartier từng nhận được đơn đặt hàng 27 chiếc vương miện cho lễ đăng quang của vua Edward VII của Vương quốc Anh. Trong suốt thời gian trị vì (1901–1910), vua Edward VII cũng đảm bảo Cartier là nhà cung cấp trang sức cho hoàng gia Anh. Không lâu sau, một loạt những đơn đặt hàng đến với hãng từ khắp các triều đình trên thế giới như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga, Xiêm (Thái Lan), Hy Lạp, Serbia, Bỉ, Romania, Ai Cập và Albania.
Trước khi lên bản phác thảo mẫu trang sức, các nhà chế tác của Cartier mất nhiều tháng để nghiên cứu kỹ lưỡng về mẫu đá quý mới nhất đã thu mua. Mỗi người chọn ra mẫu đá mà mình ưng ý nhất rồi quyết định dùng nó để làm cài áo, vòng hay nhẫn mang hình tượng báo gấm. Tính chất của mỗi loại đá sẽ quyết định hình tượng chú báo, ví dụ như đá thạch anh tím sẽ phù hợp để làm các mẫu chú báo con hơn ngọc lục bảo.
Bước tiếp theo, bộ phận thiết kế vẽ phác thảo bằng chì, sau đó vẽ tay bằng màu bột rồi đưa vào kho lưu trữ đặt tại cửa hàng chính ở Paris và đến tay ban kiểm duyệt mẫu vẽ bao gồm giám đốc hình ảnh Rainero, giám đốc xưởng sáng tạo Jacqueline và chủ tịch – giám đốc điều hành tập đoàn Cartier quốc tế Benard Fornas. Bản vẽ được chọn sẽ chuyển tới các nhà chế tác, thợ cắt đá và chuyên viên kỹ thuật thực hiện. Họ đúc mẫu món trang sức bằng sáp xanh nhằm giúp kỹ thuật viên dễ dàng mường tượng ra các góc cạnh 3D. Tiếp theo, chúng sẽ được lên khuôn bằng platinum với kích thước thật. Thông tin dự án vincity sài đồng sản phẩm vincity sài đồng thiết kế chung cu vincity sai dong sang trọng du an vincity sai dong Long Biên
Số lượng người sở hữu những món trang sức tinh tế đến từ Cartier chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi giá thành rất cao tương ứng với giá trị món đồ. Điều đó càng khẳng định đẳng cấp và gu thời trang sành điệu của chủ nhân món trang sức mang hình tượng báo gấm.
- Nguồn: Internet -
Cung cấp hàng sỉ từ Mỹ:http://www.onncom.com/Xem chi tiết sản phẩm tại:http://www.onncom.com/dong-ho-vi-vi-2/