Không đùa đâu, nếu bạn đang dùng một chiếc đồng hồ đeo tay bằng đồng (các hợp kim đồng) thì xin chúc mừng! “Em yêu” của bạn sẽ có siêu năng lực diệt sạch sành sanh hầu như mọi vi khuẩn tiếp xúc với nó mà không cần tẩy rửa gì cả.
HÓA RA ĐỒNG HỒ LÀM BẰNG VẬT LIỆU NÀY SẼ GIÚP DIỆT SẠCH VI KHUẨN
Hẳn khi đọc tiêu đề sẽ có nhiều người liên tưởng đến đồng hồ bằng chất liệu bạc, kim loại quý có khả năng diệt khuẩn được dùng làm bộ đồ ăn từ xưa đến nay và thường có mặt trong các công nghệ ion tủ lạnh máy lạnh, nhưng trên thực tế thì bạc cũng như các hợp kim kháng khuẩn của bạc vẫn còn thua xa so với đồng.
Tông màu tương tự như vàng hồng của đồng hồ đeo tay bằng đồng đến từ Panerai – PAM382 Luminor Submersible 1950 Bronzo 47mm
✦ Đối với thế giới đồng hồ, đồng hồ đeo tay bằng đồng khá hiếm gặp trong thế giới đồng hồ nhưng đồng thời lại là một kim loại rất được ưa thích bởi các nhà sản xuất tàu thuyền bởi khả năng chịu mài mòn cao khi dùng làm các chi tiết kim loại trên boong thuyền.
✦ Hơn nữa, dù các hợp kim đồng không có khả năng chống ăn mòn nhưng lại có thể hình thành lớp ô xít đồng mỏng trên bề mặt để tự bảo vệ kể cả với nhiệt độ rất cao, khi lớp ô xít đồng hình thành, bề mặt của nó sẽ không bị tiếp tục ăn mòn nữa.
✦ Vì thế, các hợp kim của đồng như số ít là đồng thau (Brass), số nhiều là đồng điếu (đồng thiếc, Bronze) đều giữ vị trí dù nhỏ nhưng rất ổn định trong thế giới đồng hồ đi biển. Cả hai đều được xem là chất liệu linh hoạt, dẻo, độ bền liền khối kết cấu cao nên được ứng dụng làm bộ vỏ đồng hồ.
✦ Điển hình như Panerai Luminor Submersible 1950 3 Days Automatic Bronzo, Zenith Pilot Type 20 Extra Special Bronze, U-Boat Chimera Bronze 43, Tudor Black Bay Bronze, IWC Aquatimer Chronograph Edition “Expedition Charles Darwin”…
◄ Mẫu đồng hồ phi công, Zenith Pilot Type 20 Extra Special Bronze
✦ Mặt khác, vì tùy theo công thức của hợp kim đồng mà màu sắc vỏ có thể đi từ vàng cho đến vàng đỏ, xám đỏ hay nâu hạt dẻ, rất đa dạng kết hợp với việc khi sử dụng lâu, quá trình oxy hóa bị hạn chế của hợp kim đồng cũng sẽ mang đến hiệu ứng lớp gỉ xanh (patina) ngoạn mục và sống động.
✦ Lớp gỉ sẽ có tông màu vô tận tùy theo quá trình xử lý bề mặt của nhà sản xuất dùng công thức mồ hôi của mỗi người khiến bất kỳ chiếc đồng hồ đeo tay bằng đồng hợp kim nào cũng đều là độc nhất vô nhị. Bên cạnh diện mạo thẩm mỹ, các hợp kim đồng cũng khá nhẹ để đeo trên tay so với thép không gỉ.
Đó là câu chuyện ngắn về đồng hồ đeo tay bằng đồng, còn bây giờ, hãy cùng khám phá khả năng “diệt khuẩn” tuyệt vời của chúng ngay bên dưới!
VÌ SAO ĐỒNG HỒ ĐEO TAY BẰNG ĐỒNG CÓ KHẢ NĂNG DIỆT KHUẨN?
❖ Bạn đã bao giờ để ý đến những chiếc vòi nước hay tay nắm cửa lại được làm bằng đồng (hợp kim đồng) hay chưa? Ống đồng còn là vật liệu tiêu chuẩn cho các hệ thống nước và sưởi ấm uống ở các nước phát triển. Đó không phải là điều ngẫu nhiên hay những vật này là đồ cổ chưa được thay mới (bằng thép không gỉ) đâu.
Vẻ đẹp tuyệt diệu của chất liệu đồng điếu trên mẫu đồng hồ lặn của VintageVDB
❖ Nguyên nhân của việc sử dụng đồng cùng các hợp kim đồng để chế tạo các vật dụng mang tính chất công cộng, thường xuyên tiếp xúc vi khuẩn này là vì kim loại đồng có khả năng diệt khuẩn rất mạnh. Khả năng này được xếp vào hiệu ứng gọi là “Oligodynamic”.
❖ Trong đó, ion kim loại đồng thể hiện tính độc đối với các tế bào sống như tảo, nấm mốc, bào tử, vi sinh vật và virus… Khi vi khuẩn tiếp xúc với các ion kim loại đồng, protein của chúng sẽ bị biến tính, kết tủa và ngừng hoạt động.
❖ Một Đại học Quốc gia Kathmandu, Nepal đã thử nghiệm với các chậu đồng, hợp kim đồng và chậu bạc chứa một lượng nhỏ vi khuẩn E. coli và Salmonella. Những chậu bằng đồng nguyên chất chỉ mất 4 giờ để tiêu diệt hết các vi khuẩn trong khi đó chậu bạc mất 8 giờ, chậu hợp kim đồng mất 12 giờ.
❖ Để hình dung rõ hơn tác dụng kháng khuẩn của đồng và hợp kim của nó, các các nhà nghiên cứu cho biết: “Bạc có thể được dùng để diệt khuẩn, nó có thể khử khuẩn ở mức độ thấp hơn 1.000 lần mức gây hại cho động vật có vú”/
❖ Như vậy, có thể hiểu như kim loại đồng có thể kháng khuẩn gấp đôi kim loại bạc, hợp kim đồng (tùy loại) có khả năng kháng khuẩn thấp hơn kim loại bạc nhưng vẫn đủ sức tiêu diệt hầu hết vi khuẩn, virus.
❖ Điều này đồng nghĩa với việc đeo một chiếc đồng hồ chứa kim loại đồng (đa số đồng hồ đeo tay bằng đồng hiện nay đều là chất liệu đồng điếu) bảo vệ phần nào cho bạn cũng như đảm bảo rằng chiếc đồng hồ này sẽ luôn sạch khuẩn, không cần lau chùi vệ sinh.
Lớp gỉ đồng xanh không chỉ đẹp lạ mà còn có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh
❖ Trên thực tế, khi sử dụng đồng hồ đeo tay bằng đồng lâu, tay ra mồ hôi nhiều, lớp gỉ đồng màu xanh (là muối đồng (II)) lam hoặc xanh ngọc sẽ hình thành trên bề mặt vỏ, như đã nói ở trên, lớp màu xanh này vốn được xem là đặc trưng trang trí không đụng hàng nên bạn đừng lau chùi tẩy rửa nó đi nhé.
❖ Đáng giá hơn nữa, lớp muối đồng này vốn có tác dụng diệt khuẩn sát trùng trừ nấm cực tốt vì đồng đã ở dạng ion đồng (Cu2+), hoạt động nhanh hơn đồng kim loại. (Ứng dụng dễ thấy của muối đồng Cu2+ (CuSO4) đó chính là nước bể bơi, màu xanh của chúng vốn do ion Cu2+ tạo ra).
ĐỒNG HỒ ĐEO TAY BẰNG ĐỒNG, LIỆU CÓ NÊN THỬ?
► Đọc đến đây, hẳn bạn đã biết được đồng hồ đeo tay bằng đồng không chỉ đẹp độc đáo mà có lợi cho sức khỏe của chúng ta để thế nào rồi phải không. Chắc chắn, với ưu điểm này, đồng hồ bằng đồng với lớp gỉ xanh rất đáng để thử một lần thay vì chất liệu thép không gỉ hay kim loại quý đã quá nhàm chán.
Nếu muốn chơi đồng hồ bằng đồng thì nên cân nhắc nguy cơ dị ứng nhé
► Tuy vậy, đồng hồ đeo tay bằng đồng cũng được cảnh báo là gây ra dị ứng, đỏ rát da nếu đeo thường xuyên hoặc người đeo bị mẫn cảm với đồng. Đây chính là vấn đề lớn nhất cần lưu ý.
► Một vấn đề khác là lớp gỉ xanh khá dễ bong tróc, nhiễm màu vào quần áo nên hãy tránh đeo cùng với quần áo hay làm việc với các vật dụng trắng sáng. Cuối cùng, đồng dẫn nhiệt tốt hơn thép nên việc đeo đồng hồ ở nơi có nhiệt độ cao, nắng nóng sẽ khiến cổ tay cảm thấy nóng nhiều.
- Nguồn: DHHT -
Cung cấp hàng sỉ từ Mỹ:http://www.onncom.com/Xem chi tiết sản phẩm tại:http://www.onncom.com/dong-ho-vi-vi-2/