Thực chất thì đồng hồ Bấm Giờ thể thao đã được hoàn thiện từ 50 năm trước, đặc biệt là các sản phẩm cơ khí. Hiện tại, thế giới đồng hồ Bấm Giờ thể thao mà chúng ta biết chỉ đơn giản là đang cố gắng hồi sinh lại hào quang vạn trượng hay những phát minh bị bỏ quên xưa kia mà thôi.
LỊCH SỬ ĐỒNG HỒ BẤM GIỜ THỂ THAO – CHRONOGRAPH, MỘT TRONG NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI NHẤT (PHẦN 2)
Đồng hồ Bấm Giờ thể thao chưa bao giờ giảm đi sự thu hút đối với người dùng bởi chúng không chỉ rất chất mà còn mang đến lợi ích thực tiễn cho cuộc sống hằng ngày, từ theo dõi các cuộc đua cho đến tốc độ làm việc…
Zenith El Primero, một huyền thoại trong thế giới đồng hồ Bấm Giờ thể thao
Nhưng thật không ngoa khi nói rằng cuối những năm 60 thì trên cơ bản đồng hồ Bấm Giờ thể thao cơ khí đã được hoàn thiện một cách tuyệt vời, sau đó 10 năm thì lại đến đồng hồ Bấm Giờ thể thao quartz tiếp bước đàn anh.
Nói chính xác thì đồng hồ Bấm Giờ thể thao ngày nay chẳng khác gì 50 năm trước, nếu có thì cũng không cải tiến nhiều. Thế giới đồng hồ Bấm Giờ thể thao đang lặp lại lịch sử của chính mình, dĩ nhiên, với một cách tinh vi hơn.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG HỒ BẤM GIỜ THỂ THAO
◆ Thiết bị ghi lại thời gian trôi qua của Nicolas Rieussec dã làm nền công nghiệp đồng hồ trải qua một bước tiến mới cho toàn bộ những gì có liên quan đến thời gian chứ không dừng lại ở mức độ thể thao.
◆ Năm 1831, thợ đồng hồ người Áo số ở Paris là Joseph Thaddäus Winnerl đã phát minh ra cơ chế Chronograph Chia Giây (Split Second) một kim có kích cỡ như đồng hồ bỏ túi bình thường. 1838, ông phát minh tiếp cơ chế Chronograph Chia Giây hai kim cho phép đo hai đối tượng bắt đầu cùng một thời điểm.
◆ Mẫu đồng hồ Bấm Giờ đầu tiên có Kim Giây “bắt đầu-dừng lại-reset về 0” đã ra đời vào năm 1844 bởi thợ đồng hồ Thụy Sĩ Adolphe Nicole, cho phép reset kim giây thay vì cứ chạy suốt cho đến hết nhưng lại không được trọng dụng mãi đến năm 1862 khi Henri Féréol Piguet từ công ty Nicole et Capt tại Vallée du Joux giới thiệu một chiếc đồng hồ Bấm Giờ có chức năng Reset về 0 tại Hội chợ toàn cầu Luân Đôn thì Adolphe Nicole mới đệ trình bằng sáng chế.
◆ Trong năm 1868, thợ đồng hồ Thụy Sĩ ở Vallée de Joux Auguste Baud đã tạo ra mẫu đồng hồ Bấm Giờ thể thao đầu tiên đưa cơ chế Bấm Giờ vào hẳn trong máy đồng hồ chứ không đặt ngay bên dưới mặt số nữa (vì điều này đòi hỏi tháo dỡ toàn bộ đồng hồ để sửa chữa). Cũng trong năm 1868, đồng hồ Bấm Giờ phút (30 phút) đã xuất hiện.
◆ Đến năm 1910, các công ty sản xuất đồng hồ bắt đầu thu nhỏ đồng hồ bỏ túi Bấm Giờ thành những chiếc đồng hồ đeo tay Bấm Giờ khi nhu cầu về thiết bị Bấm Giờ song song với việc cho biết thời gian tăng cao trong lĩnh vực quân sự, hàng không và đua xe ô tô.
◆ Năm 1933, thương hiệu đồng hồ phi công Breitling được cấp bằng sáng chế về hệ thống Bấm Giờ đầu tiên được sử dụng hai nút bấm riêng biệt để điều khiển Bấm Giờ trên đồng hồ đeo tay của mình thay vì chỉ 1 nút như trước đây.
◆ Thời điểm này, đồng hồ Bấm Giờ thể thao đã hầu như được hoàn thiện như ngày nay, tuy vậy, tất cả chúng đều là là máy lên dây thủ công. Phải mất gần 30 năm nữa thì đồng hồ Bấm Giờ tự động mới ra đời.
LỊCH SỬ ĐỒNG HỒ BẤM GIỜ THỂ THAO CHO ĐẾN NAY
◇ Vào những năm 60, các cuộc cạnh tranh Bấm Giờ độ chính xác cao bắt đầu rộ lên, tần số dao động không ngừng được đưa lên cao và cái kết là đến năm 1969 thì các bộ máy tự động Chronograph đã ra đời.
◇ 1969, liên minh Zenith-Movado giới thiệu El Primero và Seiko công bố 6139 với đặc điểm chung đó là tự động lên dây, cơ chế Bánh Răng Cột-ly hợp dọc, tần số dao động 36,000 vph (mang đến độ chính xác bấm giờ lên đến 1/10 giây).
◇ Tuy rằng các mẫu đồng hồ Bấm Giờ cơ khí 36,000 vph (5 Hz) là một trong những tiến bộ đột phá vượt bậc về độ chính xác nhưng lại sinh không đúng thời điểm khi mà cùng năm 1969, mẫu đồng hồ thạch anh (quartz) đầu tiên – Seiko Astron đã ra đời để rồi suốt những năm 70, đồng hồ Bấm Giờ đều sử dụng máy thạch anh chính xác hơn.
◇ Không như đồng hồ cơ, chức năng Bấm Giờ trên đồng hồ thạch anh đạt được độ chính xác cao hơn nhiều so với các mẫu đồng hồ Bấm Giờ thể thao máy tự động 5 Hz (vì chúng có tần số dao động cao đến 32,768 Hz), giá thành lại vô cùng rẻ, thậm chí rẻ dần theo thời gian.
◇ Sự ra đời của đồng hồ bấm giờ thạch anh còn kéo theo khái niệm đồng hồ số, tức đồng hồ sử dụng những con số để hiển thị thời gian, không chỉ có độ chính xác cao mà còn dễ đọc và có thể được tìm thấy trong đồng hồ đeo tay, điện thoại di động, máy tính, thiết bị kỹ thuật số di động, xe ô tô và các loại khác cho đến nay.
◇ Sau cuộc khủng hoảng thạch anh, vào những năm 80, đồng hồ cơ nói chung cũng như đồng hồ Bấm Giờ cơ khí, tần số dao động cao nói riêng mới tìm lại được vị trí đáng có và dần hồi sinh.
◇ Năm 1987 đã đánh dấu điều này khi nhà sản xuất máy đồng hồ Frederic Piguet giới thiệu máy đồng hồ có chức năng bấm giờ kích thước nhỏ nhất, mỏng nhất với độ dày chỉ 5.5 mm.
◇ Cho đến những năm gần đầy, tên tuổi chủ lực của tập đoàn LVMH là TAG Heuer từng có quá khứ oanh liệt trong lĩnh vực đồng hồ thể thao, đồng hồ Bấm Giờ thể thao trở lại là một trong những thương hiệu đi tiên phong trong công nghệ Bấm Giờ cơ khí hiện đại bằng cách hồi sinh lại loạt đồng hồ Bấm Giờ Mikrograph sản xuất năm 1916.
◇ Heuer Mikrograph năm 1916 có tần số dao động lên đến 360,000 vph (50 Hz) và cung cấp độ chính xác lên đến 1/100 giây nhưng chỉ dùng để Bấm Giờ, không cho biết thời gian hiện hành. 90 năm sau tức năm 2006, TAG Heuer Mikrograph đã ra đời và càng lợi hại hơn khi cho biết cả thời gian hiện hành song song với Bấm Giờ (nhờ sử dụng 2 bộ máy, một máy 28,800 vph, một máy 360,000 vph).
◇ Sang đến năm 2011, TAG Heuer đã giới thiệu tiếp đồng hồ Bấm Giờ Mikrotimer Flying 1000 nhờ bộ máy cơ dành riêng cho Bấm Giờ có tần số dao động lên đến 3,600,000 vph cung cấp độ chính xác Bấm Giờ 1/1000 giây và đoạt luôn giải Đồng hồ thể thao Thụy Sĩ tại Grand Prix de l’Horlogerie de Genève 2011.
◇ Không dừng lại ở đó, TAG Heuer đã đưa thêm một mẫu đồng hồ Bấm Giờ có độ chính xác Bấm Giờ 5/10000 giây ngay trong năm 2012 là Mikrogirder 10000 với tần số dao động khủng 7,200,000 vph (1000 Hz) và là mẫu đồng hồ Bấm Giờ thể thao cơ khí có độ chính xác cao nhất hiện nay.
◇ Trong cùng năm, TAG Heuer còn làm cả đồng hồ Tourbillon Bấm Giờ có tên Mikrotourbillon S và được mệnh danh là đồng hồ tourbillon có tần số dao động cao nhất thế giới hiện nay. Mikrotourbillon S có hai cơ chế Tourbillon, một cho chiếc đồng hồ và một cho đồng hồ Bấm Giờ (độ chính xác 1/100 giây).
◇ Ngoài TAG Heuer còn có TimeWriter II Chronographe Bi-Fréquence 1000 với bộ Bấm Giờ có độ chính xác lên đến 1/1000 giây (tần số dao động 500 Hz). Có thể nói, trong thời đại mà đồng hồ Bấm Giờ đã bão hòa như hiện nay thì việc chạy đua chỉ còn có ở các sản phẩm cơ khí với việc không ngừng nâng cao tần số dao động (như những năm 60).
Heuer Mikrograph (chỉ Bấm Giờ) và TAG Heuer Mikrograph (Thời Gian & Bấm Giờ) có tần số dao động 50 Hz
CHÚNG TA CẦN GÌ Ở MỘT MẪU ĐỒNG HỒ BẤM GIỜ THỂ THAO
• Dĩ nhiên, độ chính xác Bấm Giờ quá cao chỉ mang tính trình diễn mà thiếu tính thực tiễn, dẫu vậy, đồng hồ Bấm Giờ thể thao tần số dao động cao vẫn là một biểu hiện của việc đột phá công nghệ.
• Đối với người không cần đến kỹ thuật tối tân, một tuyệt phẩm đồng hồ Bấm Giờ đó chính là đạt độ chính xác 1/10 giây (36,000 vph), sử dụng cơ chế Bánh Răng Cột (Column Wheel). Nếu thích hiệu suất và độ bền, 28,800 vph sử dụng cơ chế Neo Chuyển (Cam Actuated) hay đơn giản là chọn đồng hồ Bấm Giờ máy quartz.
- Nguồn: DHHT -
Cung cấp hàng sỉ từ Mỹ:http://www.onncom.com/Xem chi tiết sản phẩm tại:http://www.onncom.com/dong-ho-vi-vi-2/