Theo các chuyên gia tiêu hóa, táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện nhanh nếu cha mẹ biết nguyên nhân gây táo bón và điều chỉnh kịp thời. Vậy bí quyết là gì?
Nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đại tiện, 3-5 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên số ngày đi đại tiện chỉ là một tiêu chí để nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón. Có trẻ 3 ngày đi một lần nhưng phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn trẻ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân keo dính, trẻ phải rặn khó thì vẫn là táo bón.
Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh là đại tiện khó khăn, rặn nhiều, mặt đỏ lên, xì hơi có mùi khó ngửi. Trẻ tự đại tiện được, hoặc cha mẹ phải thụt thì thấy phân keo như đất sét, dây, dính và bết. Bụng hơi phình, trẻ khó chịu, ậm ạch, hay quấy khóc, ăn ít hơn, tăng cân chậm, ngủ không ngon giấc hay bị giật mình. Táo bón cũng làm trẻ ăn ít hơn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể kém, trẻ chậm tăng cân hơn so với thời điểm không táo bón.
Bí quyết trị táo bón cho trẻ sơ sinh
– Trường hợp với trẻ dưới 1 tuổi bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Theo đó, đừng quên kết hợp vời dầu massage giữ ấm để tăng cường hiệu quả của phương pháp này. Dầu giữ ấm với thành phần là các nguyên liệu tự nhiên khi thoa quanh rốn bé theo chiều kim đồng hồ không chỉ giúp bé chống đầy hơi mà còn ngăn ngừa táo bón vô cùng hiệu nghiệm.
– Cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100-200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6-12 tháng uống 200-300ml nước/ngày.
– Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày. Với trẻ bú ngoài: Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.
– Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…
Nguồn: Internet
Cung cấp hàng sỉ từ Mỹ: http://www.onncom.com
Xem chi tiết sản phẩm tại:http://www.onncom.com/do-choi-tre-em/