Những Viên Kim Cương Xanh Huyền Thoại

Kim cương được mệnh danh là vị vua của đá quý, chúng sở hữu vẻ đẹp vượt thời gian và có giá trị kinh tế. Có rất nhiều viên kim cương được khai thác mỗi năm nhưng những viên kim cương xanh luôn có sức hút đặc biệt. Không chỉ nổi bật bởi sắc xanh độc đáo, câu chuyện về sự tồn tại của chúng cũng rất ly kỳ và hấp dẫn.

Viên kim cương Heart of Eternity (Trái tim vĩnh cửu) 27.64 carat – Hình trái tim – màu xanh dương đậm rực rỡ – Loại IIb – Nam Phi

Viên kim cương này được tìm thấy ở mỏ De Beers Premier ở Nam Phi hiện nay là nhà sản xuất đáng kể duy nhất đối với những viên kim cương xanh dương. Tuy nhiên những viên kim cương màu xanh dương chỉ chiếm ít hơn 0.1 % tổng sản phẩm của tất cả những mỏ của De Beers.

Viên kim cương Heart of Eternity đã được công khai vào năm 2000 là một phần trong bộ sưu tập kim hoàn Thời đại hoàng kim của De Beers và được trưng bày trong cung điện hoàng kim London. Vào ngày 7 tháng 11 năm 2000, những kẻ tội phạm địa phương đã cố gắng lấy cắp bộ sưu tập này. Kế hoạch được đặt ra là tiến hành một cuộc tấn công vào triển lãm và sau đó trốn thoát trên một tàu cao tốc trên sông Thames với những viên kim cương có giá trị lên tới 350 triệu đôla. Thật không may, mọi nỗ lực bị ngăn cản bởi cảnh sát London.

Viên kim cương Hope 45.52 carat – nhiều mặt cắt cổ điển hình gối – màu xanh phớt xám đậm rực rỡ – loại IIb - VS1 –Ấn Độ

Được ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp sáng chói, được biết đến bởi lịch sử giàu có và bị sợ hãi bởi cáo buộc lời nguyền, đây là viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Sự xuất hiện của viên kim cương được ghi nhận lần đầu tiên vào thế kỉ 17 bởi Jean Baptiste Tavernier, người đã mang theo nó từ Ấn Độ (nơi anh ta bị nghi ngờ là ăn trộm nó từ hốc mắt của một bức tượng trong ngôi đền của đạo Ấn) và bán nó cho vua Louis XIV vào năm 1669. Vua Louis XIV cuối cùng phải chống chọi với hoại tử, chịu đựng một cái chết chậm chạp và đau đớn. Tavernier sau đó đã bị cắn xé đến chết bởi những con chó hoang ở Nga. Vị vua đã cho chế tác nó thành một viên đá có dạng quả lê hình tam giác 67.5 carat và sau này được biết đến là "Le Bijou du Roi", "Le Blue de France" hay "Tavernier Blue".

Viên đá này sau đó được chế tác lại thành hình dáng hiện nay của nó và một cuộc nghiên cứu năm 2005 đã chứng minh rằng Tavernier Blue và Hope là cùng một viên kim cương.

Viên đá đã được truyền lại cho các thế hệ sau cho đến khi nó được thừa kế bởi vua Louis XVI và Marie-Antoinette, cả hai sau này đều bị chém đầu. Viên kim cương đã bị đánh cắp vào năm 1792 và xuất hiện ở London nhiều thập kỉ sau đó. Henry Hope đã mua viên kim cương vào năm 1839 và viên đá được thông qua như một vật di truyền cho người cháu của cháu trai ông Francis, người đã bị bắt bán nó để trả món nợ cờ bạc cho mình.

Quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ đã mua viên đá và tặng nó cho một trong những bà vợ đeo. Ông sau đó đã ban án tử hình cho bà này vì tội phản bội. Chính quốc vương cuối cùng cũng bị phế truất.

Viên đá cuối cùng dừng lại ở sự sở hữu của Evalyn Walsh Mc Lean, một người phụ nữ giàu có vào năm 1911. Con trai bà liền sau đó bỏ mạng trong một tai nạn xe hơi, con gái của bà tự tử và chồng bà bỏ theo người phụ nữ khác và bà bị tuyên bố là bị điên. Harry Wiston đã mua viên kim cương khét tiếng này từ tài sản của McLean vào năm 1949 và tặng nó cho Bảo tàng tự nhiên Smithsonian vào năm 1958.

Trong suốt cuộc hành trình của viên kim cương Hope qua các thập kỉ, những người khác sở hữu tạm thời hay mượn viên kim cương cũng có kết thúc bạo lực, từ các loại hình tự tử đến bị chia lìa bởi vòng vây của Pháp.

Chuỗi vòng hiện nay đính viên kim cương Hope được đã được thiết kế bởi Cartier. Viên kim cương phát ra sự phát huỳnh quang màu đỏ rực rỡ sau khi đặt vào ánh áng tia cực tím.

Sau bức tranh Mona Lisa, viên kim cương Hope là một trong những vật thu hút khách du lịch nhất trên thế giới hiện nay.

Viên kim cương Tereschenko 49.92 carat – dạng quả lê, nhiều mặt cắt – màu xanh dương rực rỡ - loại IIb –Ấn Độ


Gia đình Tereschonko là nhà tư bản công nghiệp sản xuất đường có thế lực ở nước Nga trước thời Cộng sản. Mikhail Tereschenko đã hướng dẫn Cartier lắp viên kim cương trong một chiếc vòng cổ chứa nhiều những viên kim cương màu. Do đó, chuỗi vòng này đã trở thành một trong những đồ trang sức kim cương ưa thích quan trọng nhất. Vào năm 1916, trong đêm của cuộc cách mạng Nga, viên kim cương Tereschonko đã bị buôn lậu ra khỏi nước Nga trở thành sở hữu tư nhân. Vào năm 1984, viên kim cương đã được đấu giá trong phiên đấu giá của Christie ở Geneva cho nhà kinh doanh kim cương Saudi, Robert Mouawad với giá 4,508,196 đôla.

Viên kim cương Wittelsbach – Graff 31.06 carat – màu xanh dương đậm rực rỡ- IF - Ấn Độ -±1650

Những ghi chép đầu tiên của viên kim cương Wittelsbach – Graff là từ năm 1664 trở lại đây, khi Philip IV của Tây Ban Nha tặng nó cho con gái của ông, Infanta Margareta Teresa ở độ tuổi 15. Tại thời điểm đó, viên kim cương là một viên đá 35.56 carat, màu xanh dương phớt xám đậm rực rỡ, VS2, chế tác theo kiểu cũ.

Dịp đó là lễ đính hôn của cô con gái ông với quốc vương Leopold của Úc. Sáu năm sau đó, bà mất và viên kim cương được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trong cuộc hôn nhân của thái tử Bavaria Charles Albert vào năm 1722 làm cho nó trở thành viên kim cương gia đình của Dòng họ Bavaria, những người nhà Wittelsbach. Maximilian Emmanuel cha của thái tử, đã mượn tiền của một chủ ngân hàng và cầm cố viên kim cương Wittelsbach. Sau khi mất, ông để lại khoản nợ đã lên tới 4 triệu đôla bao gồm cả việc mua lại viên kim cương. Bavaria đã trở thành một nước cộng hòa sau Thế chiến thứ nhất và tài sản của nhà Wittelsbach bị kiểm soát, khiến cho những thành viên trong gia đình rơi vào cảnh nghèo khổ. Vào năm 1931, phiên đấu giá Christie ở London đã đấu giá đồ trang sức vương miện Wittelsbach, không thiếu các màn chào giá nhưng không hiểu sao viên kim cương vẫn không được bán đi. Thay vì viên kim cương thật, một viên thủy tinh giả được đem đến vị trí trước đây của nó để trưng bày. Không ai rõ về mọi điều xảy ra sau đó với viên kim cương, nhưng những nhà nghiên cứu đã cho thấy nó được bán sang Bỉ năm 1951 và một lần nữa năm 1955.

Bị ẩn trong nơi trưng bày đơn giản nhưng không có ai trong hàng triệu khách tham quan ở cuộc triển lãm thế giới năm 1958 ở Bỉ chớp mắt khi nhìn thấy một viên đá quý xanh dương trông rất kín đáo. Vào năm 1962, Joseph Komkommer, một người buôn bán kim cương nổi tiếng được gọi đến kiểm tra một viên kim cương để chế tác lại. Khi mở lớp gói, ông nhìn viên kim cương xanh đầy kinh ngạc và ngay lập tức biết được rằng nó phải là một viên đá nổi tiếng. Ông đã xác định nó là viên Wittelsbach bị thất lạc. Một nhóm những người mua kim cương hình thành và họ đã mua viên kim cương. Viên đá được bán lần nữa vào năm 1964 và được chụp hình vào cuối những năm 1970 khi được gắn vào cây trâm của Harry Wiston.

Vào năm 2008, Laurence Graff đã mua viên đá với giá 23,4 triệu đôla ở phiên đấu giá của Christie ở London. Đó là mức giá cao nhất chưa từng được đưa ra đối với một viên kim cương trong một phiên đấu giá tại thời điểm đó. Graff đã cho chế tác lại viên kim cương để đạt được cấp độ màu cao hơn cũng như là độ tinh khiết cao hơn, làm mất đi 4.50 carat trong quy trình. Giống viên kim cương Hope, viên Wittelsbach-Graff phát huỳnh quang ánh sáng màu đỏ tươi.

Viên kim cương Sultan of Morocco (Quốc vương của Moroco) 35.27 carat – Hình đệm – màu xanh dương phớt xám rực rỡ – Ấn Độ - ±1850

Viên kim cương này được bao quanh bởi những bí ẩn. Vào năm 1840, viên kim cương được sở hữu bởi một gia đình quý tộc người Nga tên là Yousupovs, người đã bán nó cho Cartier New York vào năm 1922. Vào năm 1972, nó được bán với giá 250,000 đôla cho một người mua ẩn danh sinh sống ở vùng San Francisco. Tên của viên đá đã chỉ ra một mối liên hệ với gia đình hoàng gia Ma-rốc, tuy nhiên tài liệu về giai đoạn lịch sử này vẫn chưa xuất hiện.

- Nguồn: Internet -

Cung cấp hàng sỉ từ Mỹ:http://www.onncom.com/

Xem chi tiết sản phẩm tại:http://www.onncom.com/dong-ho-vi-vi-2/

Comments

đẹp quá
New post